Dùng thuốc Cetirizine trị viêm mũi dị ứng
Tôi bị viêm mũi dị ứng, mỗi ngày tôi uống 1 viên Cetirizine thì không sao, quên uống thuốc thì sổ mũi, hắt xì... Vậy nếu dùng Cetirizine liên tục có ảnh hưởng tới sức khỏe không. Bác sĩ cho tôi lời khuyên và cách chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng này. Xin cảm ở bác sĩ.
Viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ…
Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da.
Nguyên nhân gây Viêm mũi dị ứng
- Cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.
Dị nguyên đường thở bụi nhà lông súc vật phấn hoa…
Dị ứng nguyên thực phẩm: Trứng sữa các lại hải sản (tôm, cua, sứa….)
Dị nguyên là các loại thuốc: Kháng sinh các loại.
Trong đó dị nguyên bụi nhà là nguyên nhân chính gây các bệnh dị ứng đường hô hấp, bụi nhà chứa nhiều tạp chất, trong đó có nhiều dị nguyên, có tính kháng nguyên đa dạng như ve, lông, gầu, nấm mốc.
- Cơ địa dị ứng (Atopic).
Thuật ngữ Atopic được đưa ra bởi Coca và Cooke vào năm 1923 để chỉ những bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản và chàm sơ sinh có đặc tính gia đình và sự di truyền. Người ta cũng thấy rằng trong huyết thanh của những người có tạng Atopic có chứa yếu tố mẫn cảm gọi là kháng thể Reagin hay kháng thể mãn cảm da.
Điều trị viêm mũi dị ứng
Nguyên tắc là bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra dị ứng như: Phấn hoa, lông súc vật hay thời tiết,... để bạn cách ly các nguyên nhân gây dị ứng. Khi bạn bị dị ứng mức độ cao như sưng phù nề xuất tiết... thì bạn đến bác sĩ để được kê đơn thuốc.
Các phương pháp điều trị triệu chứng:
- Điều trị nguyên nhân (thanh toán dị nguyên).
- Điều trị liệu pháp giải mẫn cảm.
- Liệu pháp Contizon.
- Dùng thuốc kháng Histamin.
- Phẫu thuật.
Cetirizine là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng. Cetirizine có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1, nhưng hầu như không có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể khác, do vậy hầu như không có tác dụng đối kháng acetylcholin và không có tác dụng đối kháng serotonin.
Cetirizine ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.
Cetirizine có Chỉ định:
Cetirizine được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi và viêm mũi dị ứng theo mùa ở trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng.
Cetirizine là thuốc được sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ, vì vậy bạn không tự ý sử dụng thuốc.
Thông tin đầy đủ về Cetirizine có tại đây;
Tuy nhiên Cetirizine chỉ điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng nên khi bạn không dùng thuốc thì lại thấy sổ mũi, hắt xì là như vậy.
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt).
Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
Không ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc…).
Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Việc xịt rửa mũi sau khi đi ngoài đường về mỗi ngày cũng sẽ mang lại hiệu quả do dung dịch xịt mũi giúp làm sạch các bụi bẩn bám trong mũi và giữ độ ẩm sạch cho niêm mạc mũi.
Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc nhiều lớp áo, quàng khăn giữ ấm cổ, đi tất len…
Tăng cường nâng cao thể trạng, tập luyện thể dục thể thao, tăng cường ăn thức ăn giầu vitamin C, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày..
Chúc bạn mạnh khoẻ

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ