Vi khuẩn nhạy cảm với Fosfomycin: Staphylococcus sp., và Pseudomonas aeruginosa.
Viêm tai ngoài, viêm tai giữa.
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Theo kết quả nghiên cứu được tiến hành ở 5638 trường hợp tại 350 viện nghiên cứu trên toàn quốc, tác dụng phụ xảy ra ở 13 trường hợp (0,23%) và số lần xảy ra phản ứng ngược là 14 lần. Tác dụng phụ chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt (ở giai đoạn cuối của đợt tái điều trị).
Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt,Đau đầu..
Chú ý: Ngừng sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng trên.
Nguyên tắc chung là thuốc này chỉ nên sử dụng trong một thời hạn tối thiểu sau khi chắc chắn là thuốc này nhạy cảm với các vi sinh vật để tránh các vi khuẩn kháng thuốc.
Vì mẫn cảm thuốc có thể xảy ra nên bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận. Ngưng sử dụng thuốc khi có dấu hiệu của sự mẫn cảm thuốc.
Trong thời gian dùng thuốc, 4 tuần được coi là giai đoạn chuẩn. Sau đó có thể tiếp tục dùng thuốc và phải theo dõi nếu thấy cần thiết.
Sử dụng ở trẻ em:
Không có báo cáo lâm sàng về sự an toàn của thuốc đối với trẻ em bao gồm cả trẻ sinh nhẹ cân, trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ.
Thận trọng khi dùng thuốc:
1) Chỉ sử dụng thuốc để nhỏ tai
2) Không được sử dụng thuốc để nhỏ mắt
3) Cảm giác hoa mắt chóng mặt có thể xảy ra khi nhỏ thuốc lạnh vào tai. Do đó, thuốc nên giữ ở nhiệt độ cơ thể càng lâu càng tốt
4) Sau khi hòa tan thuốc: Không sử dụng thuốc khi để ở nhiệt độ phòng trong 2 tuần hoặc lâu hơn sau khi thuốc đã hoàn nguyên.
Lưu ý bệnh nhân thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hòa tan bột thuốc với nước cất (đi kèm cùng sản phẩm) để được 30 mg (công hiệu) fosfomycin sodium/mL. Thông thường, một liều đơn là 10 giọt (tương đương 0,5 mL), dùng nhỏ vào tai 2 lần/ngày. Liều dùng có thể thay đổi tùy theo triệu chứng của bệnh. Đối với các trường hợp bệnh nặng kéo dài, có thể nhỏ thuốc 4 lần/ngày. Yêu cầu bệnh nhân ngâm tai trong 10 phút (giữ nguyên tư thế trong khi nhỏ thuốc) sau khi nhỏ thuốc.
HƯỚNG DẪN CÁCH PHA
1. Dùng ngón trỏ tháo đai ở nắp lọ đựng bột thuốc
2. Cầm chặt lọ thuốc bột bằng tay trái và kéo đai của lọ thuốc xuống hết phía bên
3. Tháo nắp lọ bằng cách kéo về bên phải
4. Sau khi tháo nắp lọ tiếp tục tháo nắp nhôm và nút cao su bên trên
5. Tháo nắp lớn của lọ nước cất và lắp đầu của lọ nước cất vào lọ thuốc bột đến khi nghe tiếng "Click". Lắc kỹ cho thuốc bột hòa tan hoàn toàn
6. Đổ dung dịch thuốc vào lọ đựng nước cất. Tháo lọ đựng bột thuốc ra và vặn chặt lọ dung dịch thuốc bằng nắp lớn.