PABIANICKIE ZAKLADY FARMACEUTYCZNE POLFA S.A

Danh mục Thuocbietduoc.com.vn Sản phẩm Giới thiệu Liên hệ
Gửi thông tin thuốc

Zolafren

Zolafren
SĐK:VN-19298-15
Dạng bào chế:Viên nén
Đóng gói:Hộp 4 vỉ x 7 viên
Nhà sản xuất: Pharmaceutical Works Adamed Pharma Joint Stock Company Estore>
Nhà đăng ký: Pabianickie Zaklady Farmaceutyczne Polfa S.A Estore>
Nhà phân phối: Estore>
Nhóm sản phẩm: Thuốc hướng tâm thần

Thành phần:

Olanzapin 10mg

Chỉ định:

- Tâm thần phân liệt & các loạn thần khác có các biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính hoặc âm tính.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Glaucoma góc hẹp. Có thai & cho con bú: tránh dùng.

Tương tác thuốc:

Tránh không nên phối hợp:
Không nên phối hợp olanzapin với levomethadyl do nguy cơ độc tính trên tim (kéo dài khoảng QT, gây xoắn đỉnh), với metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính.

Các tương tác có khả năng ảnh hưởng olanzapin

Diazepam: Dùng chung làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.

Cảm ứng CYP1A2: Chuyển hóa olanzapin có thể tăng do hút thuốc (nicotin) và các thuốc cảm ứng CYP1A2 (carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin, omeprazol), có thể dẫn đến giảm nồng độ olanzapin. Độ thanh thải olanzapin tăng ít hoặc vừa. Ảnh hưởng lâm sàng thường nhỏ, khuyến cáo theo dõi lâm sàng và tăng liều olanzapin nếu cần thiết.

Ức chế CYP1A2: Fluvoxamin, một chất ức chế CYP1A2, cho thấy sự ức chế đáng kể chuyển hóa của olanzapin. Nên cân nhắc dùng liều khởi đầu olanzapin thấp hơn ở những bệnh nhân đang dùng fluvoxamin hoặc các thuốc ức chế CYP1A2 khác, như ciprofloxacin, cafein, erythromycin, quinidin. Cân nhắc giảm liều olanzapin đang dùng khi bắt đẩu điều trị với các thuốc ức chế CYP1A2.

Giảm sinh khá dụng

Than hoạt tính làm giảm sinh khả dụng cùa olanzapin dùng đường uống khoảng 50 - 60% và nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng olanzapin.

Warfarin (liều đơn 20 mg), fluoxetin (thuốc ức chế CYP2D6), liều đơn antacid (nhôm, magnesi) hoặc cimetidin không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của olanzapin.

Tương tác dược lý: Không nên dùng dopamin, adrenalin hoặc thuốc tác động giống giao cảm khác trên thụ thể beta ở bệnh nhân đang điều trị olanzapin, do có khả năng làm trầm trọng thêm hạ huyết áp do tác dụng ức chế thụ thể alpha của olanzapin.

Olanzapin có thể ảnh hưởng đến các thuốc khác

Olanzapin có thể đối kháng với tác dụng của levodopa và các chất chủ vận dopamin.

Olanzapin làm tăng tác dụng (táo bón, khô miệng, an thần, bí tiểu, rối loạn thị giác) của thuốc kháng cholinergic, làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuổc chống tăng huyết áp.

Olanzapin không ức chế các isoenzym CYP450 chính in vitro (như 1A2, 2D6, 2C19, 3A4). Do vậy không có nguy cơ tương tác nào. Nhiên cứu in vivo, không thấy sự ức chế các hoạt chất sau: thuốc trị trầm cảm 3 vòng (đại diện cho chuyển hóa qua CYP2D6), warfarin (CYP2C9), theophyllin (CYP1A2) hoặc diazepam (CYP3A4 và 2C19). Olanzapin không tương tác khi dùng chung với lithi hoặc biperiden.

Theo dõi nồng độ valproat trong huyết tương cho thấy không cần hiệu chinh liều valproat sau khi dùng đồng thời với olanzapin.

Tác động trên hệ thần kinh trung ương

Nên thận trọng khi dùng olanzapin ở bệnh nhân dùng rượu hoặc các thuốc có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.

Không khuyến cáo dùng đồng thời olanzapin với thuốc điều trị Parkinson ở bệnh nhân bị Parkinson và mất trí nhớ.

Khoảng QT

Thận trọng khi sử dụng olanzapin với các thuốc có khả năng gây kéo dài khoảng QT.

Tác dụng phụ:

Lái xe

Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng cua olanzapin lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Vì olanzapin có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, bệnh nhân nên thận trọng về việc lái xé hoặc vân hành máy móc.

Thai kỳ

Phụ nữ có thai

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Nên khuyên bệnh nhân thông báo cho bác sỹ nếu có thai hoặc có ý định mang thai trong khi điều trị với olanzapin. Tuy nhiên, do kinh nghiệm trên người còn hạn chế, chỉ nên sử dụng olanzapin khi mang thai nếu lợi ích lớn hơn những nguy cơ có thể có cho thai nhi. Trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc chống loạn thần trong 3 tháng cuối thai kì có nguy cơ bị các tác dụng không mong muốn như triệu chứng ngoại tháp và/hoặc triệu chứng cai thuốc với nhiều mức độ nặng và thời gian mắc khác nhau. Có báo cáo kích động, tăng/ giảm trương lực cơ, run, buồn ngủ, suy hô hấp hoặc khó cho ăn ở trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh nên được theo dõi cẩn thận.

Phụ nữ cho con bú

Trong nghiên cứu ở phụ nữ khỏe mạnh cho con bú, olanzapin tiết qua sữa mẹ. Phơi nhiễm trung bình ở trẻ sơ sinh (mg kg) ở trạng thái ổn định được dự đoán là khoảng 1,8% liều olanzapin ở người mẹ. Nên khuyên bệnh nhân không cho con bú khi đang dùng olanzapin.

Khá năng sinh sàn

Tác động trên khả năng sinh sản vẫn chưa rõ.

Khi điều trị bằng thuốc chống loạn thần, sự cải thiện tinh trạng lâm sàng của bệnh nhân cần nhiều ngày cho đến vài tuần. Nên theo dõi cẩn thạn bệnh nhân trong giai đoạn này.

Tự tử: Nguy cơ tử tử vốn có ở bệnh nhân tâm thần phân liệt và bệnh lưỡng cực, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân có nguy cớ cao trong quá trình dùng thuốc. Nên viết chỉ định olanzapin với lượng viên nén ít nhất phù hợp với tuần trị tốt của bệnh nhân để tránh tình trạng quá liều.

Rối loạn tâm thần và/hoặc rối loạn hành vi liên quan đến sa sút trí tuệ: Thận trọng với các bệnh nhân cao tuổi có rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ do nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong, chủ yếu do các nguyên nhân tim mạch (suy tim, đột tử) hoặc nhiễm khuẩn (viêm phổi)

Bệnh Parkinson: Không khuyến cáo sử dụng olanzapin điều trị loạn thần có liên quan đến chủ vận dopamin ở bệnh nhân bị Parkinson. Olanzapin làm tăng mức độ và tần xuất triệu chứng của Parkinson và ảo giác và không cho thấy hiệu quả điều trị triệu chứng loạn thần hơn giả dược.

Hội chứng an thần kinh ác tính: Đã có báo cáo trường hợp hiếm gặp hội chứng an thần kinh ác tính khi dùng olanzapin. Biểu hiện lâm sàng là sốt cao, thay đổi trạng thái tinh thần và có dấu hiệu thần kinh tự chủ không ổn định (mạch hoặc huyết áp bất thường, nhịp tim nhanh, toát mồ hôi và loạn nhịp tim). Các dấu hiệu khác có thể bao gồm tăng creatinin phosphokinase, myoglobin niệu (tiêu cơ vân) và suy thận cấp. Nếu bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng trên, hoặc bị sốt cao không rõ nguyên nhân mà không có thêm triệu chứng lâm sàng nào của hội chứng an thần kính ác tính, phải ngừng tất cả các thuốc an thần, bao gồm olanzapin.

Tăng glucose huyết và đái tháo đường: Thận trọng khi sử dụng olanzapin cho bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân có đường huyết tăng (đường huyết lúc đói từ 100 - 126 mg/dl) do nguy cơ gây tăng đường huyết, thậm chí có thể không kiểm soát được kể cả khi đã ngừng thuốc. Cần theo dõi đường huyết trong quá trình điều trị.

Thay đổi lipid huyết: Olanzapin có thể gây thay đổi lipid huyết. Sự thay đổi lipid phải được điều trị lâm sàng thích hợp, đặc biệt là ở những bệnh nhân rối loạn lipid huyết và ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ rối loạn lipid huyết. Bệnh nhân điều trị với bất cứ thuốc chống loạn thần nào, bao gồm olanzapin, nên được theo dõi lipid huyết thường xuyên trong quá trình điều trị.

Tăng cân: Hậu quả của việc tăng cân nên được xem xét trước khi bắt đầu điều trị. Theo dõi cân nặng thường xuyên.

Hoạt tính kháng cholinergic: Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, glaucom góc hẹp hoặc liệt ruột và các tình trạng liên quan do tác dụng kháng cholinergic của thuốc.

Chức năng gan: Thận trọng ở bệnh nhân có các triệu chứng suy giảm chức năng gan, bệnh nhân có các bệnh ảnh hưởng đến bảo tồn chức năng gan, hoặc đang điều trị với các thuốc gây độc gan. Cần định kỳ định lượng nồng độ transaminase trong quá trình sử dụng olanzapin cho các đối tượng này. Trong trường hợp viêm gan (bao gồm tế bào gan, ứ mật hoặc tổn thương gan hỗn hợp), nên ngừng điều trị với olanzapin.

Giảm bạch cầu: Thận trọng ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính thấp vì bất cứ lý do nào, bệnh nhân dùng thuốc có thể gây giảm bạch cầu, bệnh nhân có tiền sử suy/độc tủy xương do thuốc, bệnh nhân suy tủy xương do các bệnh kèm theo, xạ trị hoặc hóa trị và bệnh nhân bị tăng bạch cầu ái toan hoặc bị tăng sinh tủy xương. Giảm bạch cầu thường được báo cáo khi dùng đồng thời olanzapin và valproat.

Ngừng thuốc: Đã có báo cáo hiếm gặp những triệu chứng cấp tính như đổ mổ hôi, mất ngủ, run, lo lắng, buồn nôn hoặc nôn khi ngừng olanzapin đột ngột.

Khoảng QT: Thuốc có thể gây kéo dài khoảng QT (ít gặp). Thận trọng khi dùng olanzapin với thuốc có khả năng kéo dài khoảng QT, đặc biệt ở người cao tuổi, ở bệnh nhân bị hội chứng khoảng QT dài bẩm sinh, suy tim xung huyết, phì đại tim, hạ kali huyết hoặc hạ magnesi huyết.

Huyết khối: Huyết khối tĩnh mạch đã được báo cáo ít gặp. Mối quan hệ nhân quả chưa được thiết lập. Tuy nhiên, vì bệnh nhân bị tâm thần phân liệt thường có yếu tố nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch, tất cả các nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch như tình trạng bất động, nên được xác định và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Hệ thần kinh trung ương: Do tác dụng chính lên thần kinh trung ương của olanzapin, nên thận trọng khi sử dụng thuốc phối hợp với các thuốc tác động lên thần kinh trung ương khác và rượu. Thận trọng với khả năng làm giảm tập trung và hoạt động vận động liên quan đến tác động an thần của thuốc.

Vì olanzapin thể hiện tính đối kháng dopamin in vitro, thuốc có thể đối kháng tác động của các thuốc chủ vận dopamim trực tiếp hoặc gián tiếp.

Co giật: Thận trọng khi dùng olanzapin cho bệnh nhân có tiền sử động kinh, chấn thương vùng đầu hoặc đang được điều trị bằng các thuốc có khả năng làm giảm ngưỡng co giật do tác dụng co giật phụ thuộc liều có thể xuất hiện trong quá trình điều trị olanzapin.

Rối loạn vận động muộn: Thận trọng với người cao tuổi đặc biệt với nữ giới do nguy cơ tăng rối loạn vận động muộn. Trong trường hợp xảy ra rối loạn này có thể cân nhắc khả năng ngừng thuốc.

Hạ huyết tư thế: Thận trọng khi sử dụng olanzapin cho người có bệnh tim, bệnh mạch máu não hoặc các bệnh lý có khả năng gây hạ huyết áp (mất nước, giảm thể tích tuần hoàn, đang được điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp) do khả năng tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế kèm theo nhịp tĩm chậm, ngất và ngừng nút xoang.

Đột tử do tim: Biến cố đột tử do tim đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng olanzapin.

Phản ứng dị ứng thuốc kèm tăng bạch cầu ái toan và những triệu chứng toàn thân (DRESS): DRESS đã được báo cáo khi sử dụng olanzapin. DRESS có thể biểu hiện qua các phản ứng trên da (như phát ban hoặc viêm da tróc vảy), tăng bạch cầu ái toan, sốt và/ hoặc nổi hạch, với các biến chứng toàn thân như viêm gan, viêm thận, viêm phổi, viêm cơ tim và/ hoặc viêm màng ngoài tim. DRESS đôi khi gây tử vong. Ngừng olanzapin nếu nghi ngờ bệnh nhân bị DRESS.

Khó nuốt: Thuốc trị loạn thần có thể gây rối loạn vận động thực quản, sặc. Viêm phổi do sặc là nguyên nhân thường gặp gây bệnh hoặc tử vong ở bệnh nhân Alzheimer. Olanzapin không được chỉ định để điều trị Alzheimer.

Tăng thân nhiệt: cần đánh giá thân nhiệt, thận trọng cho các bệnh nhân làm việc thể lực nặng, mất nước, đang được điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic do nguy cơ làm tăng thân nhiệt của thuốc.

Tăng prolactin huyết: Cũng như các thuốc đối vận thủ thể dopamine D2, olanzapin tăng nồng độ prolactin, và sự tăng này kéo dài trong quá trình điều trị mạn tính.

Trẻ em:

Olanzapin không được chl định cho trẻ em dưới 13 tuổi.

Nghiên cứu trên bệnh nhân từ 13 -17 tuổi cho thấy nhiều phản ứng không mong muốn, bao gồm tăng cân, thay đổi thông sổ chuyển hóa và tăng nồng độ prolactin.

Olanzapin phải được sử dụng thận trọng và dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên gia trên trẻ em từ 13-17 tuổi

Chú ý đề phòng:

Phụ nữ có thai & cho con bú. Lái xe & vận hành máy.

Liều lượng - Cách dùng

Liều hàng ngày của olanzapin trong khoảng 5 - 20 mg.

Người lớn

Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu khuyến cáo là 5 -10 mg/ngày. Sau đó tăng khoảng 5 mg/ngày trong vòng 5 - 7 ngày cho tới liều đích 10 mg/ ngày. Trong giai đoạn sau bác sỹ có thể hiệu chỉnh liều cho bạn mỗi lần 5 mg/ngày, cách nhau không dưới 7 ngày cho tới liều tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày. Liều duy trì: 10 - 20 mg x 1 lần/ngày.

Đợt hưng cảm:

- Đơn trị liệu: Liều khởi đầu là 10 -15 mg/ngày uống 1 lần. Bác sỹ có thể hiệu chỉnh liều cho bạn mỗi lần 5 mg/ngày, cách nhau không dưới 24 giờ. Liều duy trì là 5 - 20 mg/ngày. Liếu tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày.

- Liệu pháp phối hợp: Liều khởi đầu 10-15 mg/ ngày, uống 1 lần. Liều dùng có thể dao động trong phạm vi: 5 - 20 mg/ngày.

Phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực: Khoảng liều là 5 - 20 mg/ngày. Nếu bạn đã được điều trị đợt hưng cảm bằng olanzapin, bác sĩ có thể sẽ cho bạn tiếp tục dùng liều như vậy để phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực. Nếu xuất hiện hưng cảm, hỗn hợp hoặc đợt trầm cảm, bác sỹ có thể cho bạn tiếp tục điều trị với olanzapin nhưng liều sẽ được điều chỉnh cho phù hợp và đi kèm với điều trị hỗ trợ triệu chứng cảm xúc.

Đối tượng đặc biệt

Người cao tuổi

Bác sỹ có thể cho bạn dùng liều 5 mg/ngày để khởi đầu.

Suy thận và/hoặc suy gan

Bác sỹ có thể cho bạn dùng liều 5 mg/ ngày để khởi đáu.

Người hút thuốc lá

Thường không cần hiệu chinh liều.

Trẻ em

Trẻ em dưới 13 tuổi: Chưa xác định độ an toàn và hiệu quả.

Trẻ em từ 13 -17 tuổi: Khi sử dụng olanzapin cần phải thận trọng và có sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.

Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày uống 1 lần. Liều đích 10 mg/ngày. Bác sỹ có thể cho trẻ điều chỉnh tăng hoặc giảm liều 2,5 mg hoặc 5 mg. Liều tối đã 20 mg/ngày.

Bệnh lưỡng cực: Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày uống 1 lần. Liều đích 10 mg/ngày. Bác sỹ có thể cho trẻ điều chỉnh tăng hoặc giảm liều 2,5 mg hoặc 5 mg. Liều tối đa 20 mg/ ngày.

Cách dùng:

Bạn nên dùng thuốc 1 lần/ngày như hướng dẫn của bác sỹ, cùng hoặc không cùng với thức ăn, nên nuốt nguyên viên với nước và nên dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.
Copyright © 2024  Thuocbietduoc.com.vn